>>> Sục sôi giải thưởng Quả bóng vàng Phủi 2016
“Lễ tưởng niệm” của đồng đội ở
Man City dành cho Ilkay Gundogan hồi tháng trước đến giờ vẫn khiến nhiều CĐV bật cười. Nhưng đó là một phần quan trọng của chiến lược giúp tiền vệ Đức hồi phục nhanh hơn.
Trước trận đấu với Arsenal tại Etihad ở tháng 12, fan ngỡ ngàng khi thấy cầu thủ Man City đồng loạt mặc áo in chữ “Gundogan”. Trên các diễn đàn hay mạng xã hội, hành động đó của Man Xanh thậm chí còn được miêu tả là “nực cười, vớ vẩn”… Thông qua MXH, bản thân Gundogan cũng phải nói đôi lời về “lễ tưởng niệm” có một không hai: “Đừng lo, tôi vẫn còn sống nhé!”.
Man City thực có phần quá “lố”, nhưng ít ra họ đã thể hiện tinh thần đoàn kết và sự thấu hiểu đối với chấn thương của Gundogan. Tân binh 26 tuổi nghỉ ít nhất 6 tháng vì chấn thương dây chằng chéo đầu gối (ACL) - giống như Connor Wickham của Crystal Palace, Duncan Watmore của
Sunderland và Yannick Bolasie của Everton.
ACL là thực sự là cơn ác mộng trong nền bóng đá hiện đại. Nó trở thành chấn thương phổ biến nhất khiến cầu thủ phải nghỉ dài hạn, trung bình 269 ngày, tức khoảng trên dưới 9 tháng. Hiện tại, có 36 cầu thủ của năm giải đấu hàng đầu châu Âu đang vật lộn với cơn ác mộng ACL. Coi như mùa giải đã khép lại với những hảo thủ này.
Hình ảnh về “lễ tưởng niệm” có một không hai của Man City dành cho Gundogan
Họ không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề về thể chất, mà còn đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tinh thần. Đó là sự cô đơn, lạc lõng, cảm thấy vô dụng, là gánh nặng và rất có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
Paul Gascoigne và Alan Shearer cũng từng bị chấn thương ACL nghiêm trọng đầu thập niên 90. Shearer, khi ấy 22 tuổi, may mắn có huyền thoại Kenny Dalglish luôn bên cạnh để bấu víu. Gascoigne cuối cùng cũng vượt qua được “bạo bệnh” về thể xác, nhưng ông lại mắc thêm căn bệnh đến giờ cũng chưa chữa được: chứng-nghiện-rượu.
Ngày nay, y học hiện đại giúp quá trình hồi phục được rút ngắn hơn nhiều. Trong quá khứ, một số chấn thương kinh hoàng như gãy chân khiến cầu thủ phải giải nghệ thì bây giờ họ có thể thi đấu trở lại sau khoảng trên dưới 1 năm. Nhưng xã hội càng phát triển, khía cạnh tâm lý càng được quan tâm không kém vấn đề thể chất. Kurt Zouma là trường hợp điển hình.
Chàng trai trẻ của Chelsea dính chấn thương ACL và nghỉ thi đấu từ tháng 2 năm ngoái. Đầu năm nay, Zouma chơi trọn vẹn 90 phút trong chiến thắng 4-1 trước Peterborough ở FA Cup. Quãng thời gian 10 tháng từ lúc anh lên bàn mổ cho đến khi thi đấu trở lại có thể coi là khá ngắn.
Antonio Conte cũng sử dụng “đòn tâm lý” để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của học trò
Trong mùa Hè, tân HLV
Antonio Conte điền tên Zouma vào danh sách du đấu ở Mỹ, bất chấp hậu vệ 22 tuổi chưa được phép chạm bóng trở lại chứ đừng nói đến việc thi đấu. Khi ấy, Zouma chỉ có thể miệt mài giữ vóc dáng ở phòng gym, cũng như tham gia các buổi họp chiến thuật. Conte đã rất thông minh khi không “cô lập” Zouma. Ông tận tình giải thích triết lý 3 hậu vệ cho cậu học trò. Điều ấy khuyến khích tinh thần Zouma và cũng tăng tốc độ hồi phục của anh.
Rõ ràng, với mọi cầu thủ chấn thương, nhất là những trụ cột, đều phải đối mặt với khó khăn không thể tránh khi bị "cách ly" đột ngột khỏi bóng đá - lĩnh vực mà họ giỏi nhất. Nhà tâm lý học hàng đầu Michael Caulfield tiết lộ cách ông giúp đỡ các cầu thủ chống lại cảm giác cô đơn, vô dụng và sự hụt hẫng.
Theo thống kê, Sunderland đang là đội bóng dính chấn thương nhiều nhất giải Ngoại hạng. Mèo đen có tổng cộng 46 ca chấn thương, trong đó số ngày ca phải ngồi ngoài lên tới hơn 1.000 ngày (1.030 ngày).
West Ham là đội có số ca chấn thương nhiều thứ 2 mùa năm nay với 39 ca, tổng số thời gian vắng mặt của các cầu thủ ước tính vào khoảng 985 ngày. |
"Khi mọi người rời khỏi phòng gym để ra sân tập hay họp với HLV, tôi luôn ở lại với những người không thể đi theo", Caulfield chia sẻ. "Tôi không nói họ nên hay phải làm gì, hay bao giờ và khi nào họ sẽ hồi phục. Bạn cần lắng nghe và nói đôi lời. Sự hài hước là yếu tố cần thiết bởi các cầu thủ chấn thương dễ tức giận và chán nản".
“Liều thuốc tinh thần” không mới mẻ trong nền y học. Mỗi CLB có cách khác nhau để “pha chế” liều thuốc này cho cầu thủ của mình. Với Chelsea, đó là sự ưu ái cho Zouma. Với Man City, đó là buổi lễ tưởng niệm tưởng chừng vớ vẩn nhưng rất ý nghĩa cho Gundogan.